Quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo có thể ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm nên bạn muốn biết nó có được thực hiện nghiêm ngặt không? Dù quá trình này gồm nhiều giai đoạn phức tạp, nhưng các kỹ sư luôn cẩn thận và tỉ mỉ với từng bước đi, điều chỉnh môi trường lý tưởng cho đông trùng hạ thảo phát triển. Hãy cùng Vitamax đi sâu vào chi tiết!
Đông trùng hạ thảo là gì?

Đông trùng hạ thảo là sự kết hợp giữa động vật và thực vật. Cụ thể, nó được hình thành khi nấm Ophiocordyceps sinensis ký sinh trên cơ thể ấu trùng của một số loài bướm, nảy mầm từ phần đầu của ấu trùng, tạo nên hình dáng độc đáo: nửa sâu, nửa nấm. Sau đó, các kỹ sư phơi khô để tạo thành dược liệu quý, dùng trong Đông y để hỗ trợ điều trị nhiều vấn đề sức khỏe.
Giải mã quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo
Mỗi một giai đoạn sản xuất đông trùng hạ thảo đều được cam kết an toàn vệ sinh thực phẩm để người dùng an tâm sử dụng. Bên dưới là từng bước chi tiết:
Chuẩn bị nguyên liệu

Nguyên liệu để nuôi đông trùng hạ thảo bao gồm:
- Nguyên liệu tự nhiên: nhộng tằm sống, gạo lứt, nước dừa tươi, khoai tây, cao nấm men
- Dung dịch chiết xuất: các chất như glucose, peptone, MgSO4, KH2P04 giúp tạo môi trường dinh dưỡng hoàn hảo cho nấm phát triển.
Lưu ý: Nguyên liệu tự nhiên thường được lấy từ các nông trại đạt chuẩn Organic quốc tế như chứng nhận EU Organic, USDA Organic hay JAS từ Nhật Bản để đảm bảo không có hóa chất độc hại.
Làm giá thể
Giá thể là hỗn hợp dinh dưỡng để nấm phát triển. Đầu tiên, nhà sản xuất trộn đều nhộng tằm, gạo lứt, nước dừa và các khoáng chất, cho hỗn hợp vào lọ và hấp tiệt trùng trong 2-2.5 tiếng ở nhiệt độ cao để loại bỏ hoàn toàn vi khuẩn. Sau khi nguội, họ sẽ chuyển lọ giá thể đến phòng lạnh để sẵn sàng cho bước cấy giống.
Sản xuất phôi giống
Giai đoạn này cần sự chính xác tuyệt đối nên người làm cần nhớ kỹ những con số thời gian và nhiệt độ ở các bước sau:
- Hấp tiệt trùng các dụng cụ cấy giống ở 121°C trong 20 phút.
- Khử khuẩn phòng cấy bằng tia UV và đèn UV trong 30 phút.
- Cấy giống nấm đông trùng hạ thảo (dạng lỏng) vào lọ giá thể với liều lượng vừa đủ và để trong môi trường vô trùng hoàn toàn.
Nuôi sợi nấm

Để nuôi sợi nấm, các lọ cần được ủ trong phòng tối ở nhiệt độ 18–20°C, độ ẩm 80-85%. Sau 10-12 ngày, sợi nấm sẽ lan tỏa, “ăn kín” toàn bộ giá thể. Lúc này, các kỹ sư sinh học kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo không có lọ nào bị nhiễm khuẩn.
Kích sáng

Sau khi sợi nấm đã phát triển đủ, các lọ được chuyển sang phòng chiếu sáng đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Nhiệt độ: 18–20°C.
- Độ ẩm: 80–85%.
- Ánh sáng: 1000 Lux, chiếu liên tục 24/24.
Giai đoạn này kéo dài khoảng 2 tuần để kích thích nấm hình thành quả thể (phần nấm mọc lên). Phòng nuôi phải được thông thoáng bằng cách mở cửa 2 lần/ ngày và mỗi lần 30 phút.
Nuôi quả thể
Ở giai đoạn này, môi trường được điều chỉnh lại để nấm phát triển tối ưu. Cụ thể, đó là:
- Nhiệt độ: 18–20°C.
- Độ ẩm: 80–85%.
- Ánh sáng: Giảm còn 700–1000 Lux, chiếu 12 giờ/ngày.
Trong quá trình nuôi quả thể, các kỹ sư sẽ kiểm tra hằng ngày để loại bỏ sớm các lọ bị mốc để tránh lây lan. Nếu mọi chuyện thuận lợi, sau khoảng 2 tháng, nấm sẽ mọc dài và có bào tử xuất hiện trên ngọn.
Thu hoạch
Khi ngọn nấm chuyển màu vàng đậm, kỹ thuật viên sẽ thu hoạch bằng kéo hoặc kẹp chuyên dụng để cắt nấm sát mặt giá thể trong môi trường vô trùng. Nếu muốn thu hoạch đợt 2, họ sẽ bịt kín lọ giá thể và tiếp tục nuôi.
Sấy thăng hoa
Sau khi thu hoạch, nấm được sấy bằng công nghệ sấy thăng hoa hiện đại (nhập từ Mỹ) để bảo đảm giữ nguyên 100% dược chất quý giá.
Không phải chỗ nào cũng đáp ứng đúng quy trình sản xuất đông trùng hạ thảo như trên. Nếu bạn đang tìm kiếm những sản phẩm áp dụng quy trình đạt chuẩn, hãy xem xét các sản phẩm đông trùng hạ thảo của Vitamax. Tất cả chúng đều đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm và được sản xuất từ những thương hiệu lớn, đáng tin cậy. Đông trùng hạ thảo khô sấy thăng hoa của VNHERBS - đơn vị tiên phong trong nghiên cứu và phát triển thảo dược tự nhiên tại Việt Nam là một ví dụ điển hình.